Các bước xây dựng một Email Marketing
Chủ nhật - 19/03/2017 10:29
Các bước xây dựng một Email Marketing là gì ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này.
Thu thập địa chỉ Email
Đây không phải là công việc dễ dàng, đa số chúng ta ngay từ đầu không hề xây dựng một kịch bản để thu thập địa chỉ email của khách hàng. Nó dễ dàng vì chúng ta nghĩ là có thể mua ngay được một danh sách hàng triệu địa chỉ chỉ với vài trăm ngàn đồng. Hoặc là nhà cung cấp dịch vụ Email Marketing có thể “làm sẵn” cho chúng ta.
Sự thực không phải như vậy, như thế là vi phạm pháp luật.
Email Marketing còn được gọi bằng một tên khác “Email Marketing cho phép”. Nghĩa là bạn chỉ gửi email khi có sự đồng ý của người nhận.
Lý do không nên mua địa chỉ email ở trên mạng:
Bạn có thể thấy ngay nhiều lời rao vặt hấp dẫn ở trên mạng:
24 triệu địa chỉ Email chỉ với 300 ngàn đồng!
Tất cả đều đã được test cẩn thận!
Kèm theo phần mềm gửi email đảm bảo vào inbox 99%…
Tất cả đều là giả dối. Bạn không nên mua vì những lý do sau :
Lý do 1: Mua bán danh sách địa chỉ email là vi phạm pháp luật.
Lý do 2: Chúng không hiệu quả.
Trong Email Marketing, không phải danh sách “lớn” là hiệu quả. Điều quan trọng là “chất lượng”. Các email trong danh sách (mà bạn mua) được lọc bởi các phần mềm tìm kiếm địa chỉ email, việc này thực hiện hoàn toàn tự động. Do đó không có cơ chế phân loại cũng như chọn lọc cẩn thận.
Trong số các email đó có rất nhiều email của các công ty, cơ quan nước ngoài. Quan điểm của họ về Spam rất chặt chẽ. Họ sẵn sàng báo cáo bạn với đơn vị quản lý máy chủ hay website của bạn. Và khi có báo cáo bạn SPAM hòm thư của họ, bạn có thể bị ngưng cung cấp dịch vụ bất cứ lúc nào.
Cũng sẽ rất thú vị khi email spam của bạn lọt vào đơn vị chuyên trách về vấn đề gửi thư rác của chính phủ. Hay một bộ nào đấy liên quan.
Phần lớn email trong danh sách được bán được thu thập từ 7-8 năm trước, chuyển qua nhiều “thế hệ” chỉ còn phần nhỏ trong số chúng là đang hoạt động. Chủ nhân các email nằm trong danh sách này cũng đã bị những người khác như bạn spam, nên có thể họ sẽ rất “không vui” nếu lại nhận được email của bạn. Việc gửi email theo phân loại từng đối tượng là việc cần thiết trong Email Marketing. Sẽ rất tốn kém và không hiệu quả nếu như bạn gửi email tới sai đối tượng.
Lý do 3: Tất cả email đều được test cẩn thận! Điều này không đúng. Một số phần mềm cho phép bạn “chứng thực” các email hoạt động, nhưng việc kiểm tra chúng cũng không hề dễ dàng. Khi phần mềm “gửi yêu cầu” tới các máy chủ email như Yahoo, đa số kết quả trả về bị “lỗi” do Yaho o từ chối chấp nhận yêu cầu truy vấn không rõ nguồn gốc.
Lý do 4: Kèm theo phần mềm gửi Email đảm bảo vào Inbox 99%! Điều này vô lý. Ai làm Email Marketing hay một người chuyên về CNTT đều biết. Việc gửi email vào Inbox có một số yêu cầu bạn phải đáp ứng được:
- Máy chủ gửi email Smtp của bạn phải có uy tín, xác thực bằng địa chỉ IP tĩnh. Cho dù bạn có một địa chỉ IP tĩnh cũng không chắc chắn được bộ lọc của của Yahoo chấp nhận, với Gmail thì việc này có vẻ dễ dàng hơn. Và bạn cần phải cấu hình một số bước để chứng thực khá rắc rối. Bạn nên biết, mọi email bạn gửi đi đều có phần Header chứa các thông tin về email của bạn như: máy chủ gửi email, địa chỉ gửi email, địa chỉ email để báo cáo bạn vi phạm, xác thực,…
- Nội dung Email có điểm thấp trong thang điểm mà bộ lọc Spam đánh giá. Việc này sẽ được đề cập ở phần sau: Xây dựng nội dung Email. Phần mềm email bạn được quảng cáo sử dụng máy tính của bạn để gửi email. Địa chỉ IP máy tính của bạn thường là địa chỉ động, việc đảm bảo vào được Inbox là rất thấp, thậm chí là không thể. Chắc chắn đã có nhiều bạn thử và đã nhận ra điều này.
Quay trở lại với việc thu thập địa chỉ email (hợp pháp) của bạn. Chất lượng danh sách email của bạn phụ thuộc rất lớn vào việc bạn tiến hành thu thập địa chỉ như thế nào. Một danh sách chất lượng sẽ đảm bảo mọi người sẵn sàng và thích thú khi nhận email của bạn. Họ biết bạn và dịch vụ, sản phẩm mà bạn cung cấp. Và có thể sẵn sàng mua sản phẩm, dịch vụ của bạn nhiều lần.
Dưới đây là một số phương pháp thu thập thông tin thường dùng:
1. Thu thập thông tin qua Website:
Lỗi thông thường nhất của 1 website là: Không thu thập địa chỉ Email. Bạn cần phải tiến hành thu thập địa chỉ ngay lập tức, thậm chí bạn còn chưa có kế hoạch thực hiện một chiến dịch Email marketing lúc này.Bạn nên tích hợp ngay các webfrom, liên kết thu thập thông tin khách hàng lên website, khi bạn đưa ra các sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Một số thông tin bạn nên thu thập từ khách hàng như:
Thông tin liên lạc
Khách hàng biết được bạn qua đâu (quảng cáo, báo, công cụ tìm kiếm,…)
Thông tin giới tính, tuổi
Lịch sử mua hàng (đã từng mua, chưa mua,…)
Quy mô công ty khách hàng
Các dịch vụ khách hàng muốn nhận thông tin (mà bạn cung cấp)
Tại sao bạn lại cần những thông tin này? Vì chúng giúp bạn phân nhóm danh sách khách hàng để bạn có thể gửi những chiến dịch riêng tới từng nhóm cụ thể.
chien dich email marketing
Chiến dịch Email Marketing: Phân loại khách hàng
Bạn có thể đặt một liên kết “đăng ký” hay form đăng ký ở bất cứ nơi đâu trên website của bạn.
2. Thu thập từ mạng lưới quan hệ:
Hãy tích cực tham gia trao đổi business card với mọi người trong các buổi hội thảo, bữa tiệc, và đừng quên xin phép được gửi email tới họ. Bạn cũng nên tạo thói quen gửi email cho họ trong vòng 3 ngày và đề cập tới vấn đề bạn từng trao đổi. Một số địa điểm bạn có thể tiến hành trao đổi:
Câu lạc bộ, hiệp hội
Triển lãm thương mại
Hội thảo – Seminar
3. Một số nguồn khác bạn có thể tích hợp thêm form đăng ký:
Trong các bản khảo sát sự hài lòng của khách hàng
Trong form “vận chuyển” hàng hóa khi khách hàng mua sản phẩm từ website
Trong form “mua hàng” khi khách hàng mua sản phẩm từ website
Trong các email xác nhận hay giao dịch
Trong chứng nhận thanh toán trực tuyến
Trong hóa đơn
Trong các bài viết
Trong các ấn phẩm phát hành
Trong các thông tin công khai của công ty như brochure, catalog,…
4. Cung cấp các bản báo cáo miễn phí, các tin tức hữu ích hoặc các phần mềm miễn phí.
Bằng cách yêu cầu khách ghé thăm điền thông tin khi muốn download hay được tặng một sản phẩm miễn phí của bạn. Đây là một cách thường được dùng nhất không chỉ trên internet.
5. Nguồn địa chỉ từ các đơn vị “Môi giới” danh sách:
Các nhà môi giới thường là các công ty marketing thu thập và bán các thông tin về khách hàng. Nếu bạn định mua lại danh sách từ các công ty này, hãy chú ý vấn đề hợp pháp của danh sách. Nếu không việc này sẽ phá hủy hình ảnh của công ty bạn.
Gợi ý: Có rất nhiều blog, diễn đàn, mạng xã hội hỗ trợ viết bài dạng HTML. Bạn có thể đưa bài viết của mình lên đó và kèm ở cuối bài một liên kết kêu gọi kiểu như: “Đăng ký để tiếp tục nhận bài viết về chủ đề này qua Email” và liên kết nó tới form đăng ký trên website của bạn.
Một số gợi ý để thiết kế form đăng ký hiệu quả:
Có rất nhiều khía cạnh để tạo ra một form đăng ký có hiệu quả. Dưới đây là những gợi ý về việc tạo một form đăng ký chiến dịch marketing của bạn.
1. Vị trí:
Dựa theo thói quen, đặc điểm sinh lý cũng như tâm lý của người duyệt web. Sẽ luôn là tốt nhất nếu đặt form của bạn ở một trong các vị trí sau:
Bên phải, phía trên cùng.
Bên trái, dưới thanh naviagation hoặc
Ở cuối trang, ngay ở dưới nội dung
2. Thông điệp mời gọi:
Form đăng ký hiệu quả phần lớn phụ thuộc vào ‘”lời mời gọi” của bạn. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của mọi ng ười cũng như thuyết phục mọi người tin tưởng bạn đủ để cho bạn thông tin của họ. Sẽ là tốt nhất nếu bạn bao gồm lợi ích mà người đăng ký có được trong một số mẫu câu kêu gọi mạnh mẽ. Như:
“Đăng ký để nhận các mẹo tăng hiệu quả chiến dịch của bạn”
“Đăng ký để tải về báo cáo TMDT mới nhất 2010”
“Đăng ký để được ưu đãi 20% ngay trong hôm nay”
3. Cung cấp lợi ích cho người đăng ký:
Bạn nền cung cấp nhiều thông tin giá trị, báo cáo miễn phí, mã giảm giá, phần mềm, chương trình khuyến mại,…nếu không có các lợi ích này thì lời kêu gọi của bạn cũng không “tồn tại” và mọi ng ười sẽ chẳng có lý do gì để đưa cho bạn địa chỉ email của họ cả.
4. Thiết kế form:
Một form đăng ký được thiết kế tốt sẽ tăng đáng kể tỷ lệ chuyển đổi (từ khách ghé thăm thành khách hàng) c ủa bạn. Nếu quá trình đăng ký phức tạp, không rõ ràng và thu thập quá nhiều thông tin riêng tư của khách thì bạn sẽ khiến họ nghi ngờ và e ngại.
Hãy chỉ tập trung vào những thông tin quan trọng nhất, và giải thích rõ ràng về chính sách riêng tư cũng như những gì khách sẽ nhận được sau khi đăng ký.
Thiết kế và xây dựng nội dung Email
Thiết kế Email:
Quyết định Email được thiết kế như thế nào cũng là một trong những bước quan trọng trong việc thực hiện chiến lược Email marketing của bạn. Thiết kế Email đòi hỏi phải chọn một kiểu định dạng như là thư tin tức, thiệp chúc mừng, thư ngỏ, chào hàng,…
Người đọc đa phần chỉ lướt qua một lượt để xem các nội dung chính yếu, nếu như email của bạn không có bố cục dễ đọc thì không ai đủ kiên nhẫn đọc một lượt từ đầu tới cuối cả.
Việc thiết kế Email được làm tốt cũng nâng tầm thương hiệu của bạn, cũng giống như business card, catalog,…email cũng nằm trong bộ nhận diện thương hiệu của bạn. Nếu một email được thiết kế cẩu thả, người đọc sẽ không mấy tin tưởng vào bạn.
Thiết kế email cũng đòi hỏi bạn phải có kiến thức về HTML và thiết kế giao diện, chúng cũng giống như thiết kế web mặc dù không phức tạp như web và có một số quy ước khác nhau.
Để tìm hiểu thêm về thiết kế Email, các bạn có thể đọc cuốn Email Marketing for Dummies.
Nếu công ty bạn hay cá nhân bạn không phải là người chuyên về thiết kế, việc thuê một đơn vị hay cá nhân bên ngoài để thiết kế là một lựa chọn tốt. Bạn có thể cần thiết kế nhiều hơn một mẫu Email vì sẽ cần dùng cho nhiều mục đích khác nhau.
Xây dựng nội dung Email:
Trong Email Marketing thì đây là phần quan trọng và tốn nhiều công sức nhất. Vì các bước khác bạn có thể thực hiện tự động, nhưng xây dựng nội dung cho Email đòi hỏi chính bạn hay công ty bạn phải trực tiếp tham gia. Dù bạn có thể thuê ngoài copywriting nhưng đôi khi việc này tốn kém và không thực sự truyền tải được hết nội dung mà bạn mong muốn.
Các công ty chuyên về chăm sóc khách hàng qua email cũng là một lựa chọn tốt cho bạn nếu bạn không có đủ nguồn lực thực hiện. Tuy nhiên việc xây dựng nội dung cho Email Marketing cũng như toàn bộ về Email Marketing hoàn toàn không quá khó như các phương ti ện quảng cáo khác. Bạn hoàn toàn có thể tự làm với sự trợ giúp của phần mềm email marketing. Đôi khi điều này chỉ đơn giản là: “ soạn một cái gì đó có ý nghĩa và gửi cho các khách hàng của bạn ”.
Phần sau đây sẽ giúp bạn xác định những chiến lược nội dung tốt nhất để gửi tới cho khách hàng của bạn.
Một nội dung Email thành công thì bao gồm:
Những thông tin liên quan đến lĩnh vực khách hàng cần
Khuyến mãi, giảm giá đặc biệt
Thông tin về phát triển sản phẩm hay dịch vụ mới
Tin tức trong ngành
Những thông tin có giá trị trong kinh nghiệm của bạn
Các Case study hay các ví dụ thực tế về khách hàng đã thành công với sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Email Marketing sẽ là tốt nhất nếu bạn có thể cung cấp một điều gì đó có giá trị đối với khách hàng và không ảnh hưởng tới lợi nhuận của bạn.
Một vài trong số đó là:
Những thông tin hữu ích
Giảm giá %
Quà tặng miễn phí
Dùng thử miễn phí
Mua 2 tặng 1
Miễn phí/giảm giá nâng cấp
Miễn phí/giảm giá khi mua hàng mới
Báo cáo miễn phí
Email có thể được sử dụng như công cụ marketing trực tiếp, công cụ quảng cáo, công cụ bán hàng và công cụ xây dưng lòng trung thành. Khi mà tất cả trong số đó có chứa một yêu cầu phản hồi hay một call to action. Do đó bạn có thể đo lường được tỉ suất lợi nhuận/vốn đầu tư của bạn. Hay đơn giản chỉ là theo dõi phản hồi, phản ứng của khách hàng.
Dưới đây là một số ví dụ về các chiến dịch Email Marketing mà bạn có thể tham khảo :
1. Các cơ hội có hạn :
Cung cấp các cơ hội giảm giá hay khuyến mãi đặc biệt được giới hạn bởi thời gian hay số lượng sẽ cho bạn phản hồi nhanh chóng :
Chỉ còn 5 người cuối cùng
Chỉ trong tuần này
Khuyễn mãi đặc biệt 30/04
Chỉ trong hôm nay
Bạn cũng có thể đặt vào các Giờ vàng :
Trước 11 giờ
Từ 11 đến 12 giờ
Chỉ vào thứ 7 và chủ nhật hàng tuần.
2. Thư tin tức :
Thư tin tức – newsletter là một công cụ tốt nhất và phổ biến nhất để xây dựng mối quan hệ với khách hàng của bạn. Dưới đây là hình ảnh một hộp thư với các thư tin tức đã nhận :
Nếu các email quảng cáo hay email cung cấp các cơ hội có hạn như bên trên yêu cầu phản hồi trong thời gian ngắn. Thì thư tin tức được thiết kế để xây dựng mối quan hệ và lòng trung thành của khách hàng trong thời gian dài.
Ngày nay, đầu óc chúng ta bị tràn gập bởi vố số các thông tin. Những gì đến không thường xuyên đều bị chúng ta quên đi một cách nhanh chóng. Khách hàng cũng vậy, nếu bạn không liên lạc với họ th ường xuyên thì có có thể có
lúc họ sẽ không còn nhớ bạn là ai. Mặt khác, mức độ cạnh tranh trên internet thì khắc nghiệt hơn rất nhiều so với môi trường bên ngoài. Chỉ cần 1 giây chú ý, một cú click chuột rất có thể bạn sẽ để lọt khách hàng vào tay đối thủ cạnh tranh.
Đó là lý do tại sao những hãng lớn chi hàng tỷ đồng để được xuất hiện thường xuyên trước mắt chúng ta. Mục đích của họ là mời gọi bạn mua hàng của họ ngay lập tức? Tất nhiên là không rồi. Bất cứ người làm Online Marketing nào đều hiểu, mục đích của tất cả những việc đó là "chiếm một vị trí trong tâm trí" của chúng ta.
Một cách vô thức, những hình ảnh, thông tin lặp đi lặp lại sẽ được đầu óc chúng ta ghi nhớ. Và một trong những mục đích chính của thư tin tức chính là khiến khách hàng nhận ra bạn, ghi nhớ bạn.
Nội dung thư tin tức cung cấp các thông tin có giá trị cho khách hàng, các thông tin này có thể thuộc về những nhóm sau :
Các nghiên cứu tình huống
Gợi ý và mẹo
Tư vấn & lời khuyên
Các câu hỏi thường gặp
Các vấn đề kỹ thuật được giải thích đơn giản hóa
Các phân tích chuyên sâu
3. Các tin tức về sản phẩm, cập nhật hay phát hành mới:
Sản phẩm nâng cấp, vá lỗi, cập nhật
Tính năng mới
Kiểu mẫu mới
Các dịch vụ mới
Điều quan trọng trong sự thành công của chiến dịch là bạn tập trung vào cung cấp thông tin giá trị cho khách hàng. Và bất cứ khi nào có thể, hãy cho họ một lý do để phản hồi :
Thử miễn phí
Cung cấp các giới thiệu
Khuyến mãi hoặc giảm giá
4. Thư tin tức nội bộ :
Việc gửi các thư tin tức nội bộ thường xuyên cũng là yếu tố quan trọng trong việc truyền thông thông suốt trong nội bộ doanh nghiệp. Hãy đảm bảo tất cả các nhân viên của bạn luôn được cập nhật các vấn đề quan trọng như :
Chú ý quan trọng, thông báo
Chính sách và thủ tục
Mục tiêu và kết quả
Các sự kiện và hoạt động của công ty.
5. Lời mời :
Gửi cho khách hàng của bạn các lời mời qua email, đồng thời cung cấp các liên kết để họ có thể đăng ký trực tuyến. Tùy thuộc vào thời điểm và sự kiện của từng công ty, bạn có thể đưa ra một số lời mời vào dịp:
Lời mời tham dự buổi ra mắt sản phẩm
Các hội thảo, seminar
Sự kiện cộng đồng
Sự kiện gây quỹ từ thiện
Khoảng thời gian trao đổi đặc biệt
Open House
Dùng thử sản phẩm
Các lời mời tham dự sự kiện giúp khách hàng cảm nhận được họ là quan trọng với bạn. Một trong những chi phí cho các sự kiện là in ấn và gửi thư mời, với email điều này đã trở nên thực sự dễ dàng.
6. Email gửi sau khi bán hàng:
Bạn có thể tự động ( bằng phần mềm) email tới khách hàng sau khi khách hàng mua sản phẩm của bạn như một lời cảm ơn và cung cấp cho họ các lợi ích sau khi mua hàng của bạn. Khách hàng sẽ không cảm thấy bị bỏ rơi sau khi thanh toán tiền cho bạn, chỉ với một email có thể sẽ tạo ra sự khác biệt lớn.
Một số ví dụ của email sau khi bán hàng:
Email “Cảm ơn vì đã mua hàng”
Gợi ý chăm sóc và sử dụng sản phẩm
Giúp đỡ và các câu hỏi thường gặp
Email khảo sát độ hài lòng của khách hàng
7. Thông điệp cá nhân:
Lý do để bạn thu thập ngày sinh của khách hàng chính là có c ơ hội được gửi email chúc mừng sinh nhật tới họ.
- Thiệp chúc mừng sinh nhật
- Các email đề cập “đã lâu không thấy tin tức gì của bạn” khi khách hàng không ghé thăm hay không chú ý đ ến bạn trong một khoảng thời gian.
Bạn nên gửi email nhắc nhở để khơi gợi trí nhớ của họ.
- Các email thông báo: “Tài khoản của bạn đã bị quá hạn”, hóa đơn đã bị quá hạn,…
Cách viết Email – 6 bước tạo ấn tượng mạnh qua Email
1. Tạo tiêu đề. Sử dụng từ ngữ gây nên sự chú ý, hấp dẫn nh ưng vẫn bảo đảm tính chính xác. Đừng phóng đại mà hãy tạo nên sự tín nhiệm cho bạn.
2. Viết lời giới thiệu. Bạn có thể làm điều này bằng cách đặt câu hỏi cho người đọc. Họ đang phải đối mặt điều gì? Mục đích của lời giới thiệu là khơi gợi sự ham muốn từ khách hàng.
3. Kể một câu chuyện. Hãy kể cho họ nghe vấn đề mà bạn đã từng vấp phải và cách mà bạn giải quyết chúng. Qua đó mọi người sẽ hiểu hơn về con người bạn. Hãy chắc rằng bạn cung cấp đầy đủ thông tin về cách mà bạn đã giải quyết vấn đề. Bằng cách này, khách hàng sẽ tin những gì bạn nói trong tương lai.
4. Hỏi những câu hỏi khác. Lúc này bạn đã khơi gợi được sự thích thú từ khách hàng, hỏi họ nếu họ muốn biết cách bạn đã làm điều đó.
5. Viết lời kêu gọi hành động. Ví dụ như “ nhấp vào đây để khám phá cách mà tôi đã giải quyết vấn đề đó ”. Lời kêu gọi ấy sẽ dẫn trực tiếp khách hàng đến website hay sản phẩm của bạn.
6. Kết thúc email. Hãy viết một đoạn kết cho email của bạn. Cách tốt nhất là tổng hợp lại những nội dung chính của email. Về c ơ bản, hãy trình bày lại nội dung của những đoạn trước đó. Hơn nữa sẽ tốt hơn khi nói cho khách hàng của bạn biết những gì họ đang tìm kiếm. Luôn tạo cho khách hàng cảm giác thích thú bằng việc cung cấp thông tin và cách giải quyết tốt nhất cho nhu cầu của họ.
Những thành phần cần phải có trong một Email
Trước khi quyết định gửi đi một Email, bạn nên xem xét đã có các thành phần sau chưa? (Điều này không áp dụng với email trao đổi trong nhóm, hay trao đổi khi công việc).
1. Lời chào:
- Chào bạn!, Chào Nam!, Bạn đã đăng ký thành công khóa học của chúng tôi,… Phần này bạn có thể chèn thuộc tính cá nhân (nh ư tên) để tăng khả năng cá nhân hóa Email của bạn.
2. Ngày tháng:
Để chứng tỏ cho người đọc rằng email họ nhận không phải là do bạn soạn từ nửa năm trước. Bạn cũng nên chèn ngày tháng gửi vào trong email của bạn. Các email template được thiết kế có sẵn các vị trí cho ngày tháng, thường thì chúng ở phần trên cùng của email (ngay dưới logo, banner và trên lời chào).
3. Phiên bản web của email:
Có thể máy tính của người nhận chưa cài font, hoặc email client cấu hình bị lỗi,…nên người nhận không thể đọc được nội dung email của bạn trong chương trình của mình. Hãy chèn vào dòng đầu tiên của email liên kết tới một phiên bản web để người đọc có thể mở chúng trên trình duyệt và dễ dàng bookmark lại.
4. Logo:
Đừng quên logo của bạn. Hãy để thương hiệu của bạn xuất hiện trong bất cứ tài liệu, email nào mà bạn gửi đi. Hãy tạo một email template cho riêng mình và đồng nhất với nhận dạng thương hiệu của công ty bạn.
5. Call to action:
Điều này còn mở rộng ra cả với các nút, các liên kết mà bạn h ướng hành động của người đọc. Bạn gửi email chỉ để đọc và để đấy thôi sao? Đừng quên dẫn dụ người đọc gọi cho bạn, click vào một liên kết hoặc làm một hành động cụ thể nào đó. Nếu không các bước trước đó của bạn coi như bỏ phí.
6. Địa chỉ văn phòng của bạn:
Nếu bạn không muốn coi là một kẻ nặc danh, một spammer thì hãy đưa vào email địa chỉ văn phòng (hoặc địa chỉ đăng ký kinh doanh) của bạn. Điều này là bắt buộc trong luật chống spam của quốc tế và cả của Việt Nam. Cẩn thận bị phạt.
7. Liên kết Dỡ bỏ đăng ký (unsubcribes link):
Hãy để cho người nhận có quyền từ chối nhận email của bạn bất cứ lúc nào. Mặc dù họ đã từng đăng ký nhận email của bạn trước đó. Điều này là bắt buộc trong luật chống spam của quốc tế và cả của Việt Nam. Cẩn thận bị phạt.
Các bước xây dựng một Email Marketing được tham khảo từ vinaContact